Những Thông Tin Cần Biết Về Bệnh Marek Ở Gà Chọi

Người chăn nuôi gà ai cũng biết đến mức độ nguy hiểm của căn bệnh Marek ở gà chọi. Với tốc độ lây lan nhanh, thời gian bệnh chuyển nặng ngắn, tỷ lệ gà chết cao. Đặc biệt đến nay y học vẫn chưa tìm ra được thuốc để đặc trị bệnh này. Cách phòng bệnh tốt nhất vẫn là cho gà tiêm đầy đủ vascxin. 

Tuy nhiên không thể khẳng định được chắc chắn 100% là gà được tiêm vacxin sẽ không bị bệnh. Do đó người chăn nuôi gà cần phải nắm rõ được những thông tin cơ bản nhất về nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và cách phương pháp phòng bệnh khác để chủ động hơn trong quá trình chăm sóc đàn gà của mình.

Thông tin cơ bản về bệnh Marek ở gà chọi

Bệnh Marek là một bệnh truyền nhiễm của gà do một loại vi rút thuộc nhóm herpes gây ra. Vi rút gây bệnh được nhà bệnh lý học người Hungary (Jozsef Marek) mô tả lần đầu tiên ở Hungary vào năm 1907. 

Ở Việt Nam bệnh đã xuất hiện từ năm 1978 và xảy ra nặng những năm 1980 do chăn nuôi gà công nghiệp phát triển. Bệnh này còn có tên gọi là bệnh teo chân gà, ung thư ở gà hay hội chứng khối u. Đặc trưng của bệnh là sự tăng sinh cao độ tế bào lympho dưới hình thức khối u ở tổ chức thần kinh ngoại biên, các cơ quan nội tạng, da và cơ làm xuất hiện các triệu chứng rối loạn vận động và bại liệt. Tùy thuộc độc lực của vi rút và sức đề kháng của cơ thể, bệnh có thể ở thể cấp tính, hoặc mãn tính.

Bệnh Marek ở gà nói chung và gà chọi nói riêng là một căn bệnh truyền nhiễm vô cùng nguy hiểm với tốc độ lây lan cực nhanh. Có thể gây nên thiệt hại về mặt kinh tế vô cùng nặng nề cho người chăn nuôi. Vì vậy các hộ chăn nuôi gà cần phải có sự chủ động trong công tác phòng chống bệnh, nhận biết và có hướng điều trị kịp thời khi bệnh ở giai đoạn khởi phát. 

Đàn gà bị nhiễm bệnh thường để lại các hậu quả như: tỉ lệ chết cao, gà tăng trưởng chậm, chất lượng quầy thịt kém, đàn gà hậu bị phát triển không đồng đều, tỷ lệ đẻ kém, trứng có phôi và tỉ lệ ấp nở thấp, áp lực môi trường bệnh Marek trong trại trở nên khó xử lý.

Đặc biệt khi virus xâm nhập vào cơ thể gà thì nó sẽ mãi tồn tại ngay cả khi gà đã tử vong. Nếu như công tác tiêu hủy gà chết không được làm theo đúng quy định thì vẫn tồn tại nguồn lây bệnh rất cao. 

Bệnh Marek hay còn gọi là bệnh ung thư gà

Nguyên nhân gây bệnh Marek ở gà

Như đã trình bày ở trên Marek là bệnh truyền nhiễm của gà do một loại virus thuộc nhóm herpes gây ra. Gọi là nhóm virus vì trong nhóm này người ta phân ra được 3 type virus khác nhau:

Serotype 1: Những chủng tạo khối u, có độc lực cao và thay đổi.

Serotype 2: Những chủng ngoài tự nhiên, không gây khối u.

Serotype 3: Những chủng có độc lực thấp, không gây bệnh, chủ yếu trên gà tây. Thường được sử dụng làm vaccine.

Theo thống kê, tỷ lệ mắc bệnh có thể đạt từ 10 – 60%. Đặc biệt tỷ lệ chết có thể lên tới 100%.

Tất cả các giống gà đều có khả năng mắc bệnh này từ 6 tuần tuổi trở đi. Thời điểm có khả năng mắc bệnh cao nhất là từ 8 đến 24 tuần tuổi. Không chỉ gia cầm mà thủy cầm và các loại chim cũng có khả năng mắc bệnh. Bởi vì đặc trưng của bệnh này là có khả năng lây lan nhanh ở những loại động vật có nang lông lớn, Virus ẩn náu và sinh sôi trong các nang lông này và truyền từ cá thể nọ sang cá thể kia. Sau 14 ngày nhiễm bệnh (bao gồm cả thời gian ủ và phát bệnh), gà con có thể lây bệnh cho nhau.

Loại virus này có sức sống rất mạnh, với môi trường nhiệt độ trung bình từ 20 đến 25 độ C chúng có thể sống được hàng tháng. Và ở nhiệt độ 4 độ C chúng có thể sống hàng năm. Nếu như đàn gia cầm không được tiêm vacxin thì ngay sau khi xâm nhập vào một cá thể trong đàn nó có thể lây lan rất nhanh sang những cá thể khác. 

Gà nhiễm bệnh tiếp tục mang trùng và là nguồn lây bệnh trong thời gian dài. Virus có thể lan truyền rất xa trong không khí.

Bệnh lây trực tiếp từ gà ốm sang gà khoẻ bằng đường hô hấp và lây gián tiếp qua thức ăn, nước uống, dụng cụ chăn nuôi và cơ sở ấp trứng có chứa mầm bệnh. Tuy nhiên bệnh không lây qua phôi.

Cơ chế gây bệnh Marek

Cách nhận biết gà chọi bị bệnh Marek

Gà bị nhiễm virus herpes thường có những biểu hiện sau:

  • Gà gầy gò, lông xù, xơ xác.
  • Gà bị liệt, teo cơ.
  • Dưới da và vùng mắt xuất hiện các nốt như mụn thịt.

Nếu như không được phát hiện và điều trị kịp thời thì bệnh sẽ có những chuyển biến như sau:

  • Thể cấp tính: Triệu chứng phát bệnh giảm xuống. Gà biếng ăn, gầy còm, đi phân lỏng, liệt chi nhưng gà bắt đầu chết hàng loạt. 
  • Thể mãn tính: Gà đi lại khó khăn, cơ thể xuất hiện cách dấu hiệu ủ rũ, cánh xệ xuống. Mắt gà có dấu hiệu bị viêm, có dịch mủ, sợ ánh sáng, nước mắt chảy liên tục. Thị lực của gà suy giảm thấy rõ khi không thể mổ trúng thức ăn và nhìn không rõ đường đi. Thậm chí gà có thể mù vĩnh viễn. Dấu hiệu bị giảm thị lực dễ bị nhầm lẫn với bệnh tang. Giai đoạn này các bộ phận trên cơ thể gà bắt đầu liệt hoàn toàn, không chỉ riêng các chi.

Hướng dẫn phòng bệnh Marek ở gà chọi

Bệnh Marek ở gà chọi hiện nay vẫn chưa có thuốc chữa, cho nên cách tốt nhất để phòng bệnh là cho gà tiêm vắc xin đầy đủ. Thực hiện tốt công tác phòng chống và có biện pháp cách ly kịp thời khi phát hiện có cá thể gà nhiễm bệnh.

Lúc chưa mắc bệnh

  • Tiêm phòng cho gà ngay khi được 1 ngày tuổi.
  • Vệ sinh chuồng nuôi sạch sẽ, quét dọn, thay chất độn chuồng thường xuyên để tránh virus phát triển.
  • Vệ sinh máng ăn, máng uống sạch sẽ.
  • Thường xuyên bổ sung thêm khoáng chất, vitamin và chất điện giải vào thức ăn, nước uống cho gà để tăng sức đề kháng.
  • Nếu có điều kiện thì tốt nhất nên nuôi gà trong các lồng riêng, để khi bệnh xuất hiện có thể giảm thiểu khả năng lây lan.
  • Không nên cho động vật lạ xuất hiện ở khu vực chăn nuôi gà
Hình ảnh gà bị nhiễm bệnh

Lúc đã mắc bệnh

  • Kịp thời cách ly gà mắc bệnh để không lây sang những con gà khỏe mạnh. Không đưa gà bị bệnh ra bên ngoài.
  • Gà chết do bệnh phải tiến hành tiêu hủy bằng cách chôn, rắc vôi bột hoặc đốt. Làm sạch và phun diệt khuẩn chuồng gà nhiễm bệnh. Chất thải tồn của chuồng như rác, phân cũng cần được dọn sạch và tiêu hủy

– Tiến hành cách ly gà bị nhiễm hoặc thậm chí là một đàn nếu nuôi chung với nhau. Không được vận chuyển gà ra ngoài.

– Với gà nhiễm bệnh chết phải tiến hành tiêu hủy bằng cách đốt rồi chôn. Xử lý luôn những chất thải còn tồn dư như rác, phân. Đồng thời tiến hành tiêu độc, khử trùng chuồng nuôi định kỳ.

Mong rằng những thông tin về bệnh Marek ở gà chọi được BJ88 cung cấp ở trên sẽ giúp cho bà con chăn nuôi gà hiểu hơn về căn loại bệnh này và có biện pháp chủ động phòng tránh. Chúc bà con chăn nuôi thuận buồm xuôi gió, đạt được năng suất cao và gặt hái được nhiều thành công.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *