Hướng Dẫn Cách Mổ Kén Đầu Cho Gà Chọi Khỏi Dứt Điểm

Kén là hiện tượng thường gặp ở gà đá không gây nguy hiểm cho tính mạng nhưng lại làm gà khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ đến phong độ thi đấu. Điều trị kén có nhiều cách, trong bài viết dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn anh em cách mổ kén đầu cho gà chọi.Cách làm này cũng có thể thực hiện đối với những loại kén khác. Được coi là phương pháp hiệu quả nhất để xử lý dứt điểm tình trạng mọc kén ở gà và hạn chế tái phát. Mời anh em cùng theo dõi bài viết. 

Nguyên nhân gà bị kén

Đây chính là hiện tượng xuất hiện những u cục lớn ở dưới da gà. Ban đầu sẽ mềm dạng như u bã đậu hay gặp ở người, sau sẽ gom lại thành cục cứng, có thể di chuyển được. Gà bị kén không phải do bị té, ngã hay va đập gì mà dẫn đến nổi u. Mà nguyên nhân chính là do:

  • Gà có những vết thương ngoài da có thể do xây xát, va quệt hoặc do khi thi đấu bị đối thủ tấn công. Nhưng những vết thương đó lại không được vệ sinh đúng cách. Cộng thêm với môi trường sống của gà không đảm bảo vệ sinh. Nên vi trùng và vi khuẩn sẽ có cơ hội tấn công và sông ký sinh trên những vết thương của gà. Từ đó chúng làm tổ gây nên hiện tượng mọc kén ở gà.
  • Gà không được có ăn uống đầy đủ cũng dễ mọc kén hơn những con gà được chăm sóc cẩn thận.
  • Tình trạng gà bị thiếu vitamin, sắt và nhiều khoáng chất khác cũng là cơ hội để kén phát triển trên cơ thể.

Gà bị kén không phải vấn đề nghiêm trọng nhưng nó sẽ gây nên sự khó chịu, bất tiện chi gà trong sinh hoạt và tập luyện. Nếu không xử lý sớm, để lâu sẽ ảnh hưởng đến khả năng thi đấu của gà.

Làm gì khi gà bị kén đầu

Kén gà thường mọc ở đâu?

Kén có thể mọc ở nhiều nơi trên cơ thể gà như: Kén đầu, kén mép, kén bầu diều, kén chậu, kén lườn… Khó điều trị nhất có lẽ là kén lườn và kén cổ. Dễ nhất, nhanh nhất là kén mép. Nhưng nếu gà bị kén mép sẽ thấy rát khó chịu, ảnh hưởng nhiều đến khả năng ăn uống. Anh em sẽ thắc mắc tại sao trong bài viết này chúng tôi lại hướng dẫn cách mổ kén đầu mà không phải một loại kén nào khác. Lý do đó chính là kén đầu là loại kén hay gặp nhất và phương pháp mổ kén đầu cũng là phương pháp cơ bản nhất. Nếu anh em nắm được cách mổ kén đầu thì có thể thực hiện tương tự với các loại kén còn lại.

Hướng dẫn cách mổ kén đầu cho gà chọi

Chữa kén nói chung và kén đầu nói riêng đều có thể thực hiện bằng 2 cách: Sử dụng thuốc và mổ lấy kén. Dùng thuốc thì sẽ có hiệu quả dần và thời gian khỏi kén lâu hơn. Trong khi mổ lấy kén sẽ cho hiệu quả tức thì nhưng quá trình thực hiện phức tạp hơn nhiều. Đòi hỏi anh em phải có kỹ năng tốt và thật cẩn thận.

Chuẩn bị dụng cụ

Dụng cụ y tế: Nhíp, dao mổ, kéo, kim tiêm, bông gạc… thuốc sát trùng, thuốc tê, thuốc cầm máu, dung dịch Lincomycin, thuốc kháng sinh, chống phù nề.

Một số điều cần lưu ý khi mổ kén đầu cho gà

Anh em lưu ý nếu xác định mổ lấy kén cho gà thì cần phải lưu ý một số vấn đề sau:

  • Nên cho gà uống trước đó 2 đến 3 viên Amipicillin 500mg để cục kén của gà không lan rộng mà sẽ cô thành một cục sẽ dễ lấy hơn. 
  • Để cho kén khô, khi chạm vào kén thấy đã thành cục có thể chạy được lúc đó mới tiến hành mổ. Mổ sớm khả năng tái phát lại là rất cao.
  • Đảm bảo các dụng cụ mổ phải được sát trùng sạch sẽ, tránh để gà bị nhiễm trùng.
  • Thực hiện mổ kén đầu cho gà ở nơi thoáng đãng, có đủ ánh sáng.
  • Không nên tùy tiện tiến hành mổ nếu chưa có sự tham khảo từ cán bộ thú y hay những người có kinh nghiệm. Để hạn chế làm gà mất máu, suy kiệt cơ thể có thể dẫn đến tử vong.
  • Mổ kén đầu nên mổ dọc không nên mổ ngang sẽ lâu liền hơn.
Mổ lấy kén là cách có thể trị tận gốc các loại kén

Tiến hành mổ lấy kén

  • Sát trùng toàn bộ dụng cụ sạch sẽ. Cho gà uống thuốc cầm máu trước khi mổ khoảng 30 phút.
  • Tiêm thuốc tê tại vị trí mổ.
  • Sát trùng cẩn thận chỗ mổ sau đó rạch theo chiều dọc khoảng từ 2 -3cm tùy thuộc vào kích thước của kén.
  • Khi rạch máu sẽ ra nhiều cần chuẩn bị sẵn bông để thấm máu. Không nên rạch quá dài vết thương sau mổ sẽ khó xử lý, khó khâu và dễ bị nhiễm trùng.
  • Day đều xung quanh chỗ rạch để kén long ra hết, tiến hành nặn kén, có thể nặn nhiều lần cho đến khi sạch.
  • Dùng bông thấm sạch mủ và máu sau đó khâu lại.
  • Có thể tiêm cho gà dung dịch Lincomycin gà sẽ nhanh phục hồi hơn sau mổ.
  • Sau khi mổ có thể cho gà dùng kèm kháng sinh và thuốc chống phù nề Alpha Choay để đảm bảo vết thương được phục hồi tốt.

Điều trị cho gà bị kén đầu bằng thuốc

Để điều trị kén cho gà anh em có thể tham khảo 2 loại thuốc phổ biến trên thị trường là thuốc tiêm kén và thuốc tiêu kén.

  • Thuốc tiêm kén: Loại thuốc này có thể điều trị được tất cả các loại kén. Với sư kê có kinh nghiệm tiêm gà có thể dùng thuốc này để tiêm cho gà tiêu kén. Liều lượng tiêm được chú thích rõ trên bao bì thuốc.
  • Thuốc tiêu kén: Thuốc này chủ yếu có nguồn gốc từ Thái Lan. Có tác dụng chống viêm, tiêu sưng, làm gọn và tiêu kén. Cách dùng thuốc này đơn giản hơn so với thuốc tiêm kén.
Có thể dùng thuốc để điều trị kén

Cách chăm sóc gà bị kén đầu

Chế độ chăm sóc gà trong giai đoạn này quyết định phần lớn đến khả năng hồi phục nhanh hay chậm của gà.

  • Cho gà ăn uống đầy đủ, bổ sung các loại vitamin, chất đạm và rau xanh vào khẩu phần ăn cho gà. Những thực phẩm tốt cho gà trong giai đoạn này có thể kể đến: Thóc mầm, giun, lươn, trạch, thịt bò, cà chua… Đặc biệt chú ý tới những thực phẩm giàu sắt. Gà mổ kén đầu không tránh được mất máu, cần bổ sung thức ăn chứa nhiều sắt sẽ rất tốt cho máu.
  • Cho gà nghỉ ngơi ít nhất là 1 tuần để hồi phục sức khỏe. Không thi đấu cũng không luyện tập. Khi gà có dấu hiệu bình phục tốt có thể cho gà luyện tập trở lại với những bài tập nhẹ nhàng.
  • Với gà mổ kén đầu, chú ý vệ sinh và thay băng cho vết mổ thường xuyên, ngày 2 lần. Tránh để cho vết mổ bị nhiễm trùng rất dễ dẫn đến hoại tử, hỏng gà.
  • Đặc biệt chú ý đến vấn đề vệ sinh chuồng trại. Chuồng trại bẩn cũng là 1 trong những nguyên nhân dẫn đến gà bị kén lườn. Sau khi mổ kén lườn cho gà nếu có thể hãy chuẩn bị cho gà 1 nơi ở mới đảm bảo sạch sẽ, loại bỏ vi khuẩn có khả năng tấn công làm nhiễm trùng vết thương của gà.

Hãy ghi nhớ phương pháp mổ kén cũng như cách chăm sóc gà chọi bị kén đã được tổng hợp ở phần trên nhé. Anh em có thể áp dụng tương tự đối với các loại kén ở nhiều vị trí khác trên cơ thể gà khi cần thiết. BJ88 sẽ tiếp tục cập nhật những kiến thức cơ bản nhất về cách chăm sóc gà chọi chiến ở những bài viết tiếp theo. Hãy nhớ tiếp tục theo dõi và đón xem nhé. Cảm ơn và hẹn gặp lại. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *