Cách nuôi gà chọi cho người mới chơi có khó không? Làm thế nào để nuôi được gà chọi khi chưa có kinh nghiệm gì? Là một trong số những câu hỏi mà dạo gần đây BJ88 nhận được rất nhiều. Có lẽ vì trong suy nghĩ của nhiều người, nuôi gà chọi không phải là việc làm đơn giản mà là cả một nghệ thuật. Không phải ai muốn cũng có thể làm được. Cho nên dù rất thích nhưng mọi người vẫn băn khoăn vì chưa biết phải bắt đầu từ đâu. Dưới đây chúng tôi sẽ giúp anh em mới chơi gà đá biết cách nuôi gà chuẩn kỹ thuật nhất.
Kinh nghiệm để chọn giống gà chọi tốt
Muốn nuôi được gà khỏe, gà hay trước tiên phải chọn được gà giống tốt. Theo kinh nghiệm của những người chơi gà đá lâu năm chọn gà trước tiên là phải tìm hiểu về tông dòng. thường chỉ cần xem giống gà bố và gà mẹ, nhưng một số người cẩn thận còn kiểm tra tông dòng trong khoảng 2 đến 3 đời.
Sau đó phải kiểm tra sức khỏe của gà, gà khỏe mạnh thì lông phải mượt mà, da đỏ dắn, mào tươi, nhanh nhẹn, linh hoạt. Đặc biệt không được có dị tật.
Nếu nuôi gà chọi thịt thì chỉ cần xem như trên là được. Còn với gà đá thì sẽ phức tạp hơn. Các sư kê sẽ phải vận dụng đến kiến thức về xem tướng, bắt bóng gà chọi. Để tìm ra những con gà có khả năng cao nhất để trở thành gà đá. Mặc dù biết với gà chọi quan trọng là kỹ năng chiến đấu. Nhưng ngoại hình cũng khá quan trọng. Gà có tướng mạo, dáng dấp đẹp, oai phong sẽ có nhiều lợi thế hơn khi lâm trận. Và đôi khi chính những đặc điểm về ngoại hình như: Màu lông, màu mắt, màu chân, mào, vảy, cựa…. lại cho chúng ta thấy một số dấu hiệu về tài năng của gà.
Chế độ dinh dưỡng khi nuôi gà chọi
Trong quá trình chăm sóc gà chọi, yếu tố dinh dưỡng có vai trò rất quan trọng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của gà. Đến giai đoạn thi đấu dinh dưỡng còn quyết định đến phong độ, độ “sung” và ảnh hưởng đến thắng thua. Cho nên để tạo ra được một chiến kê tốt, anh em mới chơi cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống hàng ngày cho gà.
- Cho gà ăn ngày 2 bữa vào khung giờ cố định. Sáng vào khoảng 8 đến 9 giờ, chiều từ 4 đến 5 giờ. Thức ăn chính là ngô, thóc, cơm…Từ 6 tháng tuổi trở lên cần bổ sung thêm các loại rau, thức ăn giàu đạm, ngũ cốc, đồ tươi.
- Ngoài 2 bữa chính thì tùy theo độ tuổi và thời điểm trước hay sau thì đấu có thể bổ sung thêm bữa phụ cho phù hợp.
- Cần thiết cho gà uống đủ nước, nước sạch, để quá trình phát triển và tiêu hóa của gà được tốt hơn, hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng trong thức ăn.
- Máng ăn, máng uống cũng phải được vệ sinh sạch sẽ, cọ rửa thường xuyên. Không để thức ăn, đồ uống lưu cữu lâu ngày. Sẽ chứa đựng rất nhiều mầm bệnh có hại cho gà.
- Gà con khi mới tách mẹ thì nên thả cho chúng tự do đi kiếm ăn để tăng thêm độ dạn dĩ.
- Để gà khỏe mạnh hơn, sức đề kháng cao hơn thì nên cho gà uống bổ sung thêm thuốc bổ nhóm B mỗi tuần 2 đến 3 viên. Cho ăn thêm tỏi tươi để phòng chống cảm cúm và tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa.
Hướng dẫn cách nuôi gà chọi cho người mới chơi
- Về yếu tố chuồng trại cần phải hết sức chú ý. Gà chọi cần có chuồng riêng để ở, nuôi nhốt chung chúng sẽ cắn mổ lẫn nhau. Chuồng gà phải gọn gàng, sạch sẽ, có nhiệt độ và độ ẩm thích hợp. Kín gió và màu đông, thoáng mát vào mùa hè. Phải thường xuyên được dọn dẹp và khử khuẩn để loại bỏ vi khuẩn có thể lây bệnh cho gà.
- Nếu khi gà còn nhỏ chỉ cần chú ý đến chế độ dinh dưỡng và phòng bệnh thì khi gà vào giai đoạn phát triển phải chăm chút cho vẻ bề ngoài của chúng. Như gà đòn ở miền Bắc thì anh em phải học cách tỉa lông cho gà để tạo cho chúng một diện mạo đặc trưng, khoe được cơ bắp trông sẽ rất, hùng dũng, mạnh mẽ. Anh em muốn học cách tỉa lông cho gà chọi hãy tìm đọc bài viết hướng dẫn cách tỉa lông gà chi tiết mà BJ88 đã từng đưa ra trước đây.
- Tỉa lông xong mới bắt đầu và nghệ, ra nghệ cho gà để chúng có cơ bắp săn chắc hơn, da dày đỏ đắn. Hoàn thiện tạo hình cho một chiến kê tương lai.
- Một điều nữa anh em cần lưu ý là phải tắm rửa thường xuyên cho gà để chúng được thoải mái hơn. Loại bỏ mầm bệnh ký sinh trên da và lông gà. Tắm cho gà chọi ngoài cách tắm bằng nước thông thường. Anh em có thể cho gà tắm bằng lá trà xanh hay bằng rượu cũng đều rất tốt.
- Cho gà phơi nắng điều độ là một cách để gà tích lũy vitamin D tốt cho quá trình tổng hợp canxi. Nhờ đó khung xương của gà sẽ phát triển tốt hơn, cứng cáp, rắn chắc. Những ngày đông mưa lạnh, nhiệt độ xuống quá thấp thì cho gà sưởi đèn không nên tắm nắng. Ngày hè nhiệt độ quá cao thì nên rút ngắn thời gian tắm nắng lại. Tắm nắng cùng với quần sương là một trong những bước chăm sóc gà chọi cơ bản mà anh em mới chơi cần nắm được.
Phòng bệnh cho gà chọi như thế nào?
Muốn gà khỏe, phát triển tốt ngoài một chế độ dinh dưỡng đầy đủ, phong phú. Các bác mới chơi gà chọi hãy chú ý đến công tác phòng bệnh cho gà nữa nhé. Do đặc thù cấu tạo của cơ thể, ảnh hưởng của môi trường sống nên gà đá rất dễ mắc bệnh. Nhiều khi là những bệnh dịch có khả năng lây lan cao, gà bệnh truyền cho gà khỏe rồi lan ra cả đàn. Đến lúc đó thì rất khó kiểm soát và điều trị cho tốt. Gà chọi thịt mắc bệnh sẽ ảnh hưởng đến chất lượng thịt, gà đá thì ảnh hưởng đến phong độ thi đấu. Nếu dịch bệnh lan nhanh không kiểm soát được, gà chết hàng loạt thiệt hại kinh tế là rất lớn.
Chính vì vậy, người chăn nuôi cần chú ý đến công tác vệ sinh, phòng dịch bệnh cho gà. Phải tiêm phòng vacxin đầy đủ, không được chủ quan mà bỏ qua bất cứ mũi nào. Bên cạnh đó, bạn nên phun thuốc khử trùng xung quanh chuồng trại để loại bỏ các loại mầm bệnh gây hại cho gà chọi. Thường xuyên thay chất độn chuồng, loại bỏ chất thải, không để trong chuồng có thức ăn thừa, phân, rác thải, nước tù đọng. Đó chính là môi trường để cho vi khuẩn sinh sôi và phát triển rất nhanh.
Kinh nghiệm huấn luyện gà chọi
Huấn luyện là công tác quan trọng nhất cũng là yếu tố quyết định sự khác biệt giữa gà thịt và gà đá. Cùng là gà chọi mộ mẹ sinh ra những chỉ có một vài con trong cả đàn có tài năng nổi trội mới được giữ lại làm gà đá. Những con kém hơn sẽ bị chuyển đổi hình thức sử dụng.
Những trang trại nuôi gà chọi phải dành ra một khoảng đất trống bằng phẳng phục vụ cho công tác huấn luyện. Các bài tập phù hợp sẽ giúp gà nâng cao thể chất, cơ bắp săn chắc, nhanh nhẹn và linh hoạt hơn.
Trong quá trình nuôi dưỡng huấn luyện phải thường xuyên để ý đến các biểu hiện của gà, Nếu thấy có hiện tượng lạ phải tìm cách khắc phục ngay.
Trên đây là toàn bộ quá trình chăm sóc gà chọi cơ bản mà người mới chơi cần phải nắm bắt được. Nuôi gà chọi phức tạp, kì công hơn nhiều so với các loại gà khác cho nên chỉ áp dụng lý thuyết không thôi là chưa đủ. Anh em phải bắt tay vào thực tiễn, vừa nuôi vừa học hỏi tích lũy thêm kinh nghiệm từ những người đi trước. Quá trình này đòi hỏi phải hết sức kiên trì và tâm huyết. BJ88 hy vọng anh em thành công với niềm đam mê bất tận về gà chọi của mình.